Có nhu cầu đăng bài quảng cáo liên hệ info@tintuckhanhhoa.com, cảm ơn !

Nha Trang: Nỗ lực giảm nợ quá hạn tín dụng chính sách

Thứ tư - 19/05/2021 15:13
Để kéo giảm nợ quá hạn tín dụng chính sách trên địa bàn TP. Nha Trang, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã phối hợp với các hội, đoàn thể, địa phương thực hiện nhiều giải pháp. Trong đó, chú trọng kiểm tra, rà soát hộ vay bỏ đi khỏi địa phương, đây là đối tượng có tiền nợ cao nhất trong số nợ quá hạn. Báo Khánh Hòa điện tử, Cơ quan của Đảng Bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Khánh Hòa
Nha Trang: Nỗ lực giảm nợ quá hạn tín dụng chính sách

Để kéo giảm nợ quá hạn tín dụng chính sách trên địa bàn TP. Nha Trang, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã phối hợp với các hội, đoàn thể, địa phương thực hiện nhiều giải pháp. Trong đó, chú trọng kiểm tra, rà soát hộ vay bỏ đi khỏi địa phương, đây là đối tượng có tiền nợ cao nhất trong số nợ quá hạn.

 
Nợ quá hạn còn cao


4 tháng đầu năm, NHCSXH tỉnh đã tập trung giải ngân nguồn vốn tín dụng chính sách, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của các đối tượng trên địa bàn TP. Nha Trang. Theo đó, NHCSXH tỉnh đã giải ngân cho 1.836 khách hàng với doanh số cho vay hơn 71,4 tỷ đồng. Trong đó, có 236 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; 998 khách hàng vay vốn cải tạo, xây mới công trình nước sạch, vệ sinh môi trường; 581 khách hàng vay vốn tạo việc làm; 5 khách hàng vay vốn nhà ở xã hội và 2 khách hàng vay vốn để trả lương ngừng việc đối với người lao động. Tổng dư nợ tín dụng đến ngày 30-4 gần 526,3 tỷ đồng, tăng hơn 23,6 tỷ đồng so với đầu năm, hoàn thành 43,24% kế hoạch năm.

 

Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh giao dịch tại xã Vĩnh Thạnh. (Ảnh chụp ngày 16-3-2021)

Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh giao dịch tại xã Vĩnh Thạnh. (Ảnh chụp ngày 16-3-2021)


Đến cuối tháng 4, nợ quá hạn trên địa bàn TP. Nha Trang hơn 3,3 tỷ đồng, chiếm 0,63% trên tổng dư nợ; tỷ lệ nợ quá hạn cao hơn nhiều so với tỷ lệ chung của toàn tỉnh. Trong đó, hộ vay vốn bỏ đi khỏi địa phương không chấp hành nghĩa vụ trả nợ là 173 món với hơn 1,9 tỷ đồng; hộ vay đi làm ăn xa 257 triệu đồng; nợ bị chiếm dụng 306 triệu đồng; hộ vay chây ì 466 triệu đồng; hộ vay gặp khó khăn trả dần 175 triệu đồng… 11 xã, phường có nợ quá hạn tăng là: Lộc Thọ, Phước Đồng, Phước Tân, Phương Sơn, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Nguyên, Vĩnh Phước, Vĩnh Phương, Vĩnh Thái, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Trường. Nợ khoanh đến cuối tháng 4 hơn 2 tỷ đồng, tăng 38 triệu đồng so với đầu năm tại các phường: Tân Lập, Vạn Thạnh, Ngọc Hiệp, Phước Tiến và Vĩnh Hải.


Theo lãnh đạo NHCSXH tỉnh, nợ quá hạn ở Nha Trang cao chủ yếu do tình trạng hộ vay đi làm ăn xa, bỏ đi khỏi địa phương phát sinh ngày càng tăng, dẫn đến khó thu hồi. Bên cạnh đó, tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ của khách hàng vay. Thời gian qua, NH đã gia hạn nợ đối với các trường hợp gặp khó khăn, chưa có khả năng trả nợ khi đến hạn như: Khoanh 15 món vay hơn 133 triệu đồng, xóa nợ 8 món vay 166 triệu đồng. Bên cạnh đó, NH đã thu hồi nợ chiếm dụng hơn 60 triệu đồng.


Sẽ kiểm tra, rà soát các hộ vay


Ông Nguyễn Văn Cường - Phó Giám đốc NHCSXH tỉnh phụ trách địa bàn Nha Trang cho biết, để kéo giảm nợ quá hạn và hạn chế phát sinh nợ quá hạn mới, ban đại diện đã chỉ đạo các thành viên tích cực triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp. Trước mắt, trong quý II, NHCSXH tỉnh tiếp tục phối hợp với UBND xã, phường, hội, đoàn thể kiểm tra, đối chiếu nợ của các tổ tiết kiệm và vay vốn, tập trung đối chiếu các hộ có lãi tồn đọng, hộ không tham gia gửi tiền tiết kiệm, nợ quá hạn cao, tổ tiết kiệm và vay vốn xếp loại trung bình, yếu phát sinh trong quý I để có giải pháp cụ thể hơn. Đồng thời, NH phối hợp kiểm tra, rà soát 100% hộ vay bỏ đi khỏi địa phương, xử lý nợ rủi ro đối với các hộ vay không có khả năng thu hồi đợt 2 - 2021 theo Quyết định số 08 ngày 11-3-2021 của Thủ tướng Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 19-5-2021). Trường hợp tìm được nơi cư trú mới, NH tiến hành bàn giao để quản lý theo quy định; trường hợp bỏ đi lâu ngày, không còn tung tích, tiến hành lập hồ sơ xử lý rủi ro theo quy định hiện hành.


UBND các xã, phường cũng thực hiện nghiêm túc công tác thu hồi nợ đến hạn, xây dựng kế hoạch thu hồi nợ quá hạn, chây ì và lãi tồn đọng, nhất là các địa bàn có nợ quá hạn cao, nợ quá hạn tăng so với thời điểm đầu năm; tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác, chất lượng hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn; tham mưu cho Đảng ủy đưa vào nghị quyết chỉ đạo các hội, đoàn thể củng cố kịp thời các tổ tiết kiệm và vay vốn trung bình, yếu, nợ quá hạn cao. Các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác chỉ đạo các hội, đoàn thể cơ sở xây dựng kế hoạch thu hồi nợ quá hạn, nâng cao chất lượng tín dụng trên địa bàn; rà soát, phân tích các khoản nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ sắp đến hạn và món vay 3 tháng không hoạt động để báo cáo cấp ủy, UBND xã, phường; đồng thời, phối hợp với NHCSXH tìm giải pháp thu hồi đối với từng khoản vay.


MAI HOÀNG



 

Tiêu điểm
Tin mới
Nhà đất
Xã hội
Tổng hợp